FAO in Viet Nam

Đánh Giá chung FAO-WHO về công tác chuẩn bị đối phó dịch cúm gia cầm H7N9 ở Việt Nam.

12/05/2015

Việt Nam là một trong số 8 nước thí điểm thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động” nhằm hỗ trợ hợp tác giữa các đối tác của Liên hợp quốc. Và trong khuôn khổ Kế hoạch chung LHQ-Việt Nam và cụ thể là Nhóm Chương trìnhChung về Y tế (Health JPG), Trung tâm Kiểm soát Khẩn cấp dịch bệnh lây nhiễm từ Động vật xuyên biên giới (ECTAD) thuộc Tổ chức Nông lương thế giới  (FAO) Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là những cơ quan chủ chốt thuộc Tiểu nhóm Các bệnh Truyền nhiễm đóng vai trò chính trong việc xây dựng kế hoạch các hoạt động chung như việc hợp tác ứng phó vi rút H7N9 thông qua chương trình Một Sức Khỏe.

Với nguồn tài trợ từ tổ chức USAID, FAO ECTAD Việt Nam và WHO hiện đang tích cực hỗ trợ Bộ Nông Nghiệp &PTNT và Bộ Y tế phòng chống và kiểm soát vi rút cúm H7N9. Các cuộc họp đánh giá rủi ro về vi rút H7N9 đã được thực hiện theo yêu cầu, và các cơ quan y tế và thú y  đã thường xuyên chia sẻ và thảo luận những thông tin mới nhất về H7N9. Đồng thời, FAO, WHO, Bộ Y tế và Bộ Nông Nghiệp &PTNT đang chuẩn bị hai cuôc diễn tập về H7N9, và các Quy trình Thực hành Chuẩn (SOPs) để chuẩn bị đối phó khi xảy ra cúm H7N9.

Để hỗ trợ hai ngành y tế và thú y nắm rõ hơn tình hình tại thực địa, gần đây FAO ECTAD Việt Nam và WHO Việt Nam đã tổ chứcmột đợt đánh giá chúng tại tỉnh Lào Cai, Việt Nam để đánh giá và khuyến khích công tác chuẩn bị trước khi xảy ra cúm gia cầm tuýp A, H7N9. Hoạt động này có sự tham gia của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế và Cục Thú y cùng với Bộ NN&PTNT. Cùng với Cục Thú y và FAO - đại diện cho lĩnh vực Thú y, WHO đại  diện cho lĩnh vực y tế , còn có các chuyên gia đến từ cả hai lĩnh vực trong khuôn khổ chương trình Một Sức Khỏe để đánh giá và phân tích các tình huống chuẩn bị hiện thời để ứng phó với H7N9 tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Vì virus H7N9 hiện vẫn chưa được phát hiện tại Việt Nam nên công tác phối hợp hiệu quả để lên kế hoạch chuẩn bị có vai trò vô cùng quan trọng.

Các thành viên đoàn đánh giá đã đến thăm và gặp gỡ trao đổi với các đối tác thuộc các bệnh viện và Sở y tế và Chi Cục thú y, và thăm hai chợ bán gia cầm sống. Qua các cuộc gặp với cán bộ y tế và thú y từ cấp xã đến cấp tỉnh, đoàn đánh giá đã hiểu rõ hơn các cơ chế phối hợp có thể thực hiện khi xảy ra dịch cúm gia cầm và những khó khăn tồn tại ở thực địa. Bởi Lào Cai là tỉnh đầu tiên thực hiện đóng cửa chợ trong thời gian xảy ra dịch cúm H5 N1 và H5N6 ở các đàn gia cầm gần đây nên các thành viên của đoàn đánh giá đã có dịp đánh giá được kết quả của kế hoạch ứng phó và đưa ra các phản hồi.

Kết thúc chuyến công tác, các bên liên quan đã cùng ngồi lại và thảo luận đánh giá tình hình và đánh giá các khuyến nghị do FAO và WHO đưa ra. Các thành viên đoàn đánh giá ghi nhận kết quả công tác điều phối của các Ban Chỉ đạo Phòng chống và Kiểm soát dịch cúm gia cầm ở cả cấp xã và cấp tỉnh cũng như công tác ứng phó nhanh chóng  khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, các khó khăn trong việc kiểm soát vận chuyển gia cầm cả xuyên biên giới và nội tỉnh vẫ đang tồn tại. Đồng thời, thực tế cho thấy cả ngành y tế và thú y đã thường xuyên phối hợp, trao đổi, đặc biệt là để đánh giá công tác diễn tập sau dịch bệnh và tổ chức điều tra ổ dịch chung. Về công tác tuyên truyền rủi ro dịch bệnh, các nhóm có nguy cơ cao như những người buôn bán gia cầm nhỏ lẻ, người vận chuyển và giết mổ gia cầm được khuyến cáo là nhóm phải được ưu tiên truyền thông nhắm nâng cao nhận thức và đảm bảo áp dụng tối đa các biện pháp phòng tránh.