FAO in Viet Nam

Publications

Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á : Theo dõi và giám sát bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Tài liệu này nhằm cung cấp hướng dẫn cho các quan chức chính phủ trong việc: Xác định mục tiêu giám sát Xây dựng định nghĩa trường hợp liên quan đến ASF và tiêu chí báo cáo.Cung cấp các ví dụ về phương pháp giám sát ASF tiềm năng Xác định các yếu tố cốt lõi khác nhau liên quan đến hệ thống giám sát Đánh giá hệ thống giám sátTừ khi xâm nhập vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ASF cho thấy những tác động của nó đối với an ninh lương thực và kinh tế khi virus lan rộng ra nhiều vùng và quốc gia trong khu vực. Khi bệnh tiếp tục lan rộng ra các vùng lãnh thổ mới, các hoạt động chuẩn bị ứng phó và kiểm soát cần thường xuyên được điều chỉnh để thích ứng với tình huống thực tế mà có thể trái ngược với những gì được kỳ vọng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế hay kinh nghiệm từ các nơi khác trên thế giới.Tài liệu hướng dẫn giám sát này hướng dẫn các quan chức chính phủ trong việc xác định mục tiêu giám sát, xây dựng định nghĩa trường hợp liên quan đến ASF và tiêu chí báo cáo, cung cấp các ví dụ về phương pháp giám sát ASF tiềm năng, xác định các yếu tố cốt lõi khác nhau liên quan đến hệ thống giám sát, và đánh giá hệ thống giám sát.  
Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á : Phương pháp tiếp cận chuỗi sạch đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi trong chăn nuôi quy mô nhỏ
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở tất cả các giống và lứa tuổi của lợn nhà và lợn rừng, không có vaccine phòng bệnh và biện pháp trị bệnh hiệu quả. Sự xâm nhập của ASF vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm rất lớn bởi khu vực này là vùng nuôi lợn chính, cung cấp 58% lượng lợn toàn cầu (FAOSTAT). Tác động của ASF đối với các nền kinh tế và an ninh lương thực ngày càng đáng lo ngại. Khi bệnh tiếp tục lan rộng ra các vùng lãnh thổ mới, các hoạt động chuẩn bị ứng phó và kiểm soát cần thường xuyên được điều chỉnh để thích ứng với tình huống thực tế mà có thể trái ngược với những gì được kỳ vọng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế hay kinh nghiệm từ các nơi khác trên thế giới.Thông qua các cuộc họp tham vấn quốc gia và quốc tế, các quốc gia bị ảnh hưởng đã đề nghị được hỗ trợ kỹ thuật cho việc kiểm soát ASF mà đặc biệt là phù hợp cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trong bối cảnh Châu Á (SO5).Đây là tài liệu thứ tư trong bộ tài liệu “Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á” phác thảo các nguyên tắc của hệ thống chuỗi sạch ASF cho các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ khu vực Đông Nam Á. Tài liệu này khuyến nghị ứng dụng thực tế các thực hành quản lý an toàn sinh học tốt kết hợp với truy xuất nguồn gốc trong hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ đảm bảo sản xuất và cung ứng hàng hóa liên tục theo chuỗi giá trị thịt lợn bất kể tình huống nguy cơ virus ASF hiện hữu. Last updated 30/05/2022,Corrigendum
Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á : Giết bỏ và tiêu huỷ lợn khi bùng phát bệnh dịch tả lợn châu phi
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở tất cả các giống và lứa tuổi của lợn nhà và lợn rừng, không có vaccine phòng bệnh và biện pháp trị bệnh hiệu quả. Sự xâm nhập của ASF vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm rất lớn bởi khu vực này là vùng nuôi lợn chính, cung cấp 58% lượng lợn toàn cầu (FAOSTAT). Thông qua các cuộc họp tham vấn quốc gia và quốc tế, các quốc gia bị ảnh hưởng đã đề nghị được hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chuyên biệt cho việc kiểm soát ASF mà đặc biệt là phù hợp cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trong bối cảnh Châu Á (SO5). Tài liệu này [Giết bỏ và tiêu hủy lợn khi có bùng phát bệnh dịch tả lợn Châu Phi] là tài liệu thứ hai trong bộ tài liệu “Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á” hướng dẫn lập kế hoạch và tiến hành việc giết bỏ và tiêu hủy lợn trong điều kiện chăn nuôi quy mô nhỏ bao gồm cả các hoạt động thích hợp khác như vệ sinh và khử trùng chuồng trại khi có bùng phát bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á : An toàn sinh học trong chăn nuôi, giết mổ, và tái đàn
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở tất cả các giống và lứa tuổi của lợn nhà và lợn rừng, không có vaccine phòng bệnh và biện pháp trị bệnh hiệu quả. Sự xâm nhập của ASF vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm rất lớn bởi khu vực này là vùng nuôi lợn chính, cung cấp 58% lượng lợn toàn cầu (FAOSTAT). Thông qua các cuộc họp tham vấn quốc gia và quốc tế, các quốc gia bị ảnh hưởng đã đề nghị được hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chuyên biệt cho việc kiểm soát ASF mà đặc biệt là phù hợp cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trong bối cảnh Châu Á (SO5). Tài liệu an toàn sinh học trong chăn nuôi, giết mổ và tái đàn này là tài liệu thứ ba trong bộ tài liệu “Hướng dẫn Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trong chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Châu Á” hướng dẫn về an toàn sinh học, giết mổ và tái đàn trong hệ thống chăn nuôi lợn quy mô nhỏ.
Reducing agriculture-led forest loss in Viet Nam: the role of land use constraints
This brief reviews some of the main land use contraints to reducing agriculture-led forest loss in Viet Nam. We find that agricultural land use constraints increase agriculture-driven pressure on forests. Farmers producing high-value crops have more incentives to deforest, and this increase when operating in areas with land use constrains. Removing land use constraints, repurposing agricultural support and reinforcing environmental regulations would improve agricultural productivity, sustainability and climate resilience, while reducing pressure on forests. The findings in this brief have been adapted from the FAO Agrifood Economics project “Guiding policies and investments to reduce agriculture-led deforestation in Viet Nam”.
1 2 3 4 5 6