FAO in Viet Nam

Đánh giá việc thực hiện thông tư liên tịch về phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người

12/11/2015

Kinh nghiệm toàn cầu trong việc ngăn ngừa và phòng chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1 đã chứng mình rằng sự hợp tác giữa ngành y tế và nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt, ở những nước có được sự hợp tác thành công thì họ đạt được những lợi ích tích cực đáng kể. Để giảm bớt các rủi ro do dịch bệnh có nguy cơ lây lan từ động vật sang người và bảo đảm sự phối hợp và hợp tác bền vững và hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa ngành y tế và thú y là thiết yếu và cần phải được tăng cường để giảm thiểu tác động của dịch bệnh với động vật, con người và nền kinh tế quốc dân.

Bộ Y tế (MOH) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) đã ra Thông tư liên tịch số 16 “Hướng dẫn phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người” ngày 15/7/2013. Thông tư nhằm giải quyết vấn đề tồn tại trong phối hợp, chia sẻ thông tin và hợp tác giữa ngành y tế và ngành thú y trong việc giám sát, đánh giá rủi ro, và các hoạt động đáp ứng và điều tra ổ dịch. Sau hai năm triển khai thực hiện, các tổ chức quốc tế (FAO và WHO) và các đối tác chính phủ liên quan bắt đầu đánh giá tính khả thi trong thực hiện, xác định các thách thức, khó khan, các bài học kinh nghiệm vì thành công hơn nữa trong tương lai của Một Sức Khỏe.

Một nhóm làm việc liên ngành bao gồm các cán bộ truyền thông và kỹ thuật của WHO, FAO, MOH và MARD đã thực hiện một báo cáo đánh giá chung tại hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Định. Nhóm đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu với các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện và xã để có thông tin chi tiết và thu nhận những đề xuất phục vụ việc xây dựng Quy trình Hoạt động Chuẩn (SOP) nhằm cung cấp thêm các thông tin chi tiết và đánh giá cao Thông tư 16. Điều quan trọng là:

• Thông tin về Thông tư 16 đã đến được các cán bộ y tế và thú y cấp tỉnh, huyện, xã. Báo cáo đánh giá nhận thấy rằng hầu hết những người tham gia đều tin rằng Thông tư 16 rất hữu ích khi bùng phát ổ dịch khẩn cấp nhưng họ không hiểu về những lợi ích của việc phối hợp chung giũa ngành y tế và thú y trong các công việc thông thường của họ.

• Hiện tại, việc chia sẻ thông tin định kỳ giữa các ngành được thực hiện không chính thức thông qua các mối quan hệ cá nhân của họ với các cán bộ chuyên môn khác.

• Các đội điều tra ổ dịch liên ngành chưa được thành lập, và việc điều tra được mỗi ngành tiến hành riêng rẽ.

• Cả hai ngành y tế và thú y không biết về các kế hoạch và hoạt động truyền thông được thực hiện bởi các đối tác của họ do sự phối hợp kém.

• Thông tư 16 yêu cầu cần phải báo cáo thêm về tình hình dịch bệnh nhưng một số đồng nghiệp cho rằng việc này là lặp lại và chồng chéo với các hướng dẫn hiện có do Bộ Y tế ban hành.

FAO và WHO đã có buổi trình bày những kết quả này cho các cán bộ cấp tỉnh và huyện. Cả hai tổ chức đều cam kết sẽ tiếp tục cung cấp trợ giúp kỹ thuật nhằm đẩy mạnh việc thực hiện thông tư theo hình thức: 1) Quy trình Hoạt động Chuẩn (SOP); 2) Hội thảo tập huấn; 3) Phát triển các kế hoạch truyền thông nguy cơ liên ngành; 4) củng cố công tác báo cáo liên ngành về các ổ dịch và 5) chia sẻ thông tin.