FAO in Viet Nam

Quản lý dữ liệu tốt hơn để giám sát thuốc kháng khuẩn tốt hơn trong chăn nuôi

09/01/2019

Thuốc kháng khuẩn đóng vai trò quan trọng để điều trị bệnh động vật, do đó việc sử dụng thuốc là cần thiết góp phần đảm bảo an ninh lương thực, sức khỏe của con người và phúc lợi động vật. Tuy nhiên, sử dụng quá liều và sử dụng sai thuốc kháng khuẩn liên làm gia tăng sự lây lan vi khuẩn kháng thuốc (AMR) đe dọa sức khỏe con người, động vật, an ninh lương thực và phát triển bền vững. Hàng năm, Cục Thú y Việt Nam (CTY) nộp dữ liệu về số lượng thuốc kháng khuẩn được sử dụng trong chăn nuôi tới cơ sở dữ liệu toàn cầu của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với CTY là làm thế nào để thu thập dữ liệu đúng và đầy đủ từ nhiều nguồn như các công ty dược phẩm, cơ sở chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, từ các cơ quan nhà nước và cả khu vực tư nhân. Để cải thiện cơ chế thu thập dữ liệu và hiểu biết về các quy định sử dụng thuốc kháng khuẩn ở động vật, CTY cần tăng cường năng lực giám sát việc sử dụng thuốc kháng khuẩn (AMU) và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về AMU dựa trên nguồn nhập khẩu, sản xuất và phân phối thuốc kháng khuẩn trong nước.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), đã hợp tác với OIE và CTY tổ chức hội thảo một ngày rưỡi về “Giám sát Số lượng và các Mức tiêu thụThuốc kháng khuẩn trong Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản” tại Hà Nội từ ngày 9 - 10 tháng 1 năm 2019. Mục tiêu của hội thảo là: i) lập bản đồ các nguồn của chuỗi cung ứng thuốc kháng khuẩn; và ii) có sự tham gia của các bên liên quan trong khu vực nhà nước và tư nhân trong việc giám sát số lượng và quản lý sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi. Ngoài việc chia sẻ thông tin về chuỗi cung ứng thuốc kháng khuẩn trong hội thảo, các đại biểucòn thảo luận về cách mà các bên có thể đóng góp tốt hơn cho quá trình thu thập dữ liệu AMU và  phát triển cơ sở dữ liệu AMU quốc gia.

“Hiểu rõ hơn về các bên liên quan và chuỗi cung ứng sẽ giúp CTY thu thập dữ liệu đúng và đầy đủ cho cơ sở dữ liệu AMU quốc gia và báo cáo OIE. Vì việcgiám sát sử dụng thuốc kháng khuẩn sử dụng trong chăn nuôi là một trong những thành phần chính trong Kế hoạch Hành động Toàn cầu của FAO về AMR, chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ CTY cho OIE và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để thu thập dữ liệu đúng và đầy đủ cho cơ sở dữ liệu AMU quốc gia và báo cáo OIE. Chúng tôi cảm ơn OIE vì sự hợp tác và hỗ trợ của họ trong việc giám sát AMU tại Việt Nam, ông Pawin Padungtod, Điều phối viên kỹ thuật cao cấp của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát khẩn cấp cácBệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD), FAO Việt Nam phát biểu.

Tới dự hội thảo có 70 đại biểu tới từ các Cục, Vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, OIE, WHO và đại diện công ty nhập khẩu và phân phối thuốc thú y, nhà sản xuất thuốc thú y, công ty thức ăn chăn nuôi và trang trại chăn nuôi quy mô lớn.