FAO in Viet Nam

Giám sát Cúm gia cầm H7N9 tại các tỉnh biên giới

08/03/2023

Cục Thú y, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đã tiến hành chương trình giám sát chủ động Cúm gia cầm H7N9 bằng Penside PCR tại các chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh biên giới từ 2017. Mặc dù việc buôn bán trái phép gia cầm sống qua biên giới đã giảm đáng kể trong vài năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên nguy cơ H7N9 xâm nhập vào Việt Nam có thể tăng trở lại, khi mới đây các hạn chế biên giới đã được nới lỏng.

Đoàn công tác gồm các chuyên gia của USAID, FAO và Cục thú y đã thăm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 2 năm 2023 để rà soát việc thực hiện chương trình giám sát Cúm gia cầm bằng Penside PCR, đánh giá sự chuẩn bị của các tỉnh đối với sự xâm nhập của H7N9, và thảo luận với các địa phương về cách thức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, FAO, và USAID có thể hợp tác để tăng cường sự chuẩn bị và ứng phó của Việt Nam đối với khả năng xâm nhập của các subtype Cúm gia cầm mới, trong đó có H7N9.

Việt Nam chưa phát hiện trường hợp dương tính với H7N9. Tuy nhiên, ngân sách cho các hoạt động giám sát còn hạn chế, trong khi các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng lại có đường biên giới dài với Trung Quốc với nhiều đường mòn, lối mở, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập của chủng cúm mới, do vậy các tỉnh đều bày to mong muốn tiêp tục hoạt động giám sát bằng Pendise PCR để chủ động phát hiện sự xâm nhập của H7N9. Việc rút ngắn thời gian phát hiện bằng các sử dụng Penside PCR có thể tạo điều kiện cho việc truy xuất nguồn gốc và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chăn sự lây lan của chủng vi rút Cúm trên đàn gia cầm và giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.