FAO in Viet Nam

Thầy lang – Một nhân tố quan trọng trong việc Thanh toán bệnh dại một sức khỏe

26/02/2016

Bệnh dại là một căn bệnh lây lan từ động vật sang người có tác động tiêu cực đến con người và động vật từ bao lâu nay. Trong vòng 10 năm qua, số ca mắc bệnh dại càng ngày càng tăng tại Việt Nam. Bộ Y tế thống kê có khoảng 400.000 người tiêm vắc xin dại do bị chó cắn hàng năm trong 5 năm gần đây, cho thấy đây là một nguy cơ lớn đối với đất nước. Đây là còn chưa kể một số lượng lớn người bị chó cắn tìm tới các thầy lang ở địa phương để điều trị thuốc nam thay vì các trung tâm y tế.

Ở Việt Nam, hầu hết các thầy lang đều kế thừa nghề thuốc gia truyền, học kiến thức và kỹ năng chữa bệnh từ các thế hệ trước. Do các gia đình chữa bệnh gia truyền này có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng trong thời gian dài, nên các thầy lang có được sự tin tưởng và tôn trọng từ người dân địa phương. Chi phí chữa bệnh rẻ hơn so với thuốc tây y cũng là một trong những yếu tố khiến người dân địa phương tiếp tục sử dụng dịch vụ của các thầy lang. Thật không may, không phải tất cả các thầy lang đều hiểu khái niệm miễn dịch và ngăn ngừa các dịch bệnh có khả năng lây lan. Ở các tỉnh có tỷ lệ bệnh dại cao như Yên Bái, Thái Nguyên, nơi đây có các ca tử vong vì bệnh dại do nghe theo lời khuyên sử dụng thuốc nam để điều trị . Tuy nhiên, vai trò các thầy lang thường bị lãng quên và không được đề cập đến trong các kế hoạch phòng chống và ngăn ngừa bệnh dại.

Nhận thức được vấn đề quan trọng này, Trung tâm Kiểm soát Khẩn cấp các Bệnh có Nguồn gốc từ Động vật Xuyên Biên giới (FAO-ECTAD) thuộc Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO ) Việt Nam phối hợp với Cục Thú Y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát  triển Nông thôn (MARD), Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ y tế (MOH) đã thực hiện một sáng kiến truyền thông nhằm thu hút sự tham gia của các thầy lang và đào tạo họ về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại cho cả người và động vật. Sáng kiến này đã được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên.

Chúng ta đã nhận ra rằng các thầy lang là một nhân tố quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa và phòng chống bệnh dại do sự giao tiếp thường xuyên của họ với nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Mục tiêu của chúng ta là không chỉ đào tạo họ về cách rửa vết thương do chó cắn cho đúng, về tầm quan trọng của tiêm phòng bệnh dại cho chó và người bị chó cắn mà còn khuyến khích họ trở thành những tuyên truyền viên để tiếp tục truyền thông tới những người dân địa phương. Với tinh thần Một Sức Khỏe, FAO tin tưởng rằng các thầy lang có thể đóng góp cho việc thanh toán bệnh dại nếu họ được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn”, Tiến sĩ Scott Newman, Điều phối viên Kỹ thuật cao cấp của ECTAD, FAO Việt Nam phát biểu.

Sáng kiến này hỗ trợ  Chương trình Quốc gia về Ngăn ngừa và Phòng chống bệnh dại 2010-2015, và được đánh giá cao bởi các thầy lang và đối tác tỉnh. Từ sáng kiến này, FAO, MARD và MOH có thể mở rộng hoạt động truyền thông của mình tới các thầy lang, giúp họ hiểu biết về bệnh dại và tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh dại cho chó ở nhằm kiểm soát bệnh dại ở chó và người.

“Hôm nay, chúng tôi đã hiểu rõ hơn về điều trị bệnh dại và hiểu rằng cách duy nhất để chữa bệnh dại cho người là sử dụng vắc-xin và huyết thanh, không phải thuốc nam của chúng tôi. Với nhận thức rằng bệnh dại ở chó là căn nguyên gây bệnh dại ở người, chúng tôi cũng biết rằng việc tiêm vắc-xin cho chó là cách tốt nhất để ngăn chặn việc lây lan sang người. Tôi sẽ chia sẻ những gì tôi học được với các thầy lang khác cũng như cho bệnh nhân của tôi”, Bà Nguyễn Thanh Hồng, thầy lang ở Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ, cho biết.

“Tôi không hề biết rằng các vết thương do chó cắn phải được rửa và để hở bởi vì tôi thường đắp lá thuốc lên các vết thương này và băng lại. Kiến thức mới này sẽ rất có ích” ông Hoàng Văn Nga, thầy lang ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên nói.

Các hoạt động tập huấn và truyền thông thay đổi hành vi dành cho các thầy lang là một trong những sáng kiến mà FAO ECTAD đang hỗ trợ MARD và MOH. Chương trình này nhằm mục đích giảm số ca tử vong do bệnh dại ở người qua việc tăng diện bao phủ tiêm phòng vắc xin cho chó và thu hút sự tham gia của các đối tác đa ngành nhằm hướng tới một tương lai không còn bệnh dại ở Việt Nam.